CHỮA KHỎI BỆNH TRĨ BẰNG CÂY LÁ BỎNG



Cây lá bỏng là một loại thảo dược dễ trồng, dễ phát triển và sinh sôi rất nhanh. Cây lá bỏng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người trong đó có thể chữa khỏi bệnh trĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tác dụng này của cây lá bỏng. Chữa khỏi bệnh trĩ bằng cây lá bỏng như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể trong bài viết này.

Dược tính của cây lá bỏng
Cây lá bỏng là tên gọi dân gian, ngoài ra nó còn được gọi là cây trường sinh, cây diệp sinh căn, cây thuốc bỏng… Mỗi vùng miền ở nước ta đều có tên gọi khác nhau, các tên gọi thường dựa vào đặc điểm sinh sống và phát triển của cây. Theo khoa học hiện đại thì cây lá bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinata( Lam.) Pers. Đây là một trong những cây thuộc họ thuốc bỏng.
Cây lá bỏng hiện nay mọc hoang rất nhiều hoặc được nhiều người trồng làm cây cảnh hoặc làm thuốc. Cây lá bỏng có lá hình bầu dục, lá dày, bề mặt nhẵn, lá có màu xanh, mặt dưới lá màu hơi tía hoặc đỏ. Hoa có màu đỏ tươi và lâu tàn do đó thường được trồng làm cảnh rất đẹp. Cây lá bỏng rất dễ trồng, có thể dùng lá già, đặt xuống mặt đất thì những cây con sẽ mọc lên ở kẽ lá do đó cây lá bỏng còn gọi là cây diệp sinh căn. Việc nhân giống đơn giản và dễ dàng nên cây lá bỏng rất phổ biến trong tự nhiên.
Theo đông y, cây lá bỏng có tính mát, vị nhạt, hơi chua, không có độc tính. Các thành phần trong cây lá bỏng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu thũng, chỉ thống…
Tác dụng đầu tiên của cây lá bỏng là có tác dụng chữa các vết bỏng trên da đúng như tên gọi của nó. Ngoài ra nhờ các đặc tính như trên mà cây lá bỏng có nhiều tác dụng khác nữa như chữa bệnh sỏi thận, bệnh cao huyết áp, mụn nhọt, giảm sốt, giảm ho, chữa đau mắt, chữa đau đầu… Một số nơi ở nước ta còn có tác dụng làm rau ăn, nhiều người sử dụng lá non để nấu canh ăn và làm thuốc rất tốt trong đời sống hằng ngày.
Do có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nên cây lá bỏng thường được sử dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm bên trong cơ thể hoặc chữa các bệnh viêm nhiễm bên ngoài như bệnh viêm đường ruột, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội…Do đó cây lá bỏng là một vị thuốc quý trong tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh cũng như hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh nặng.
Kinh nghiệm dùng cây lá bỏng chữa bệnh của một lương y
Theo kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây lá bỏng của lương y Nguyễn Vệ Bang, chủ nhiệm khoa đông y, trung tâm khám bệnh nhân đạo, Thành phố Thanh Hóa, cây lá bỏng có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh.
Cây lá bỏng là cây không có độc tính và có mùi vị dễ ăn. Theo kinh nghiệm lâu năm sử dụng cây lá bỏng làm thuốc ông cho biết: Cây lá bỏng nên hái vào sáng sớm khoảng 6 – 7 giờ sáng, khi đó mặt trời mới mọc thì khi ăn sẽ không có vị chát và hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn, đặc biệt khi sử dụng cây lá bỏng chế biến thức ăn thì không nên sử dụng muối.
Theo ông, cây lá bỏng có tác dụng chữa nhiều bệnh trong đó rất hiệu quả trong việc chữa bệnh trĩ nội. Nếu bệnh nhẹ thì có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1 tháng sử dụng, thời gian chữa khỏi sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây lá bỏng như sau:
Mỗi ngày dùng 10 lá chia làm 3 lần ăn trong ngày. Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Lá bỏng sau khi hái thì rửa sạch, để ráo sau đó nhai kỹ, nuốt nước và nhả bã, lấy bã đắp vào hậu môn. Nên băng lại và giữ như vậy trong nhiều giờ. Trước khi đắp thuốc cần phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối. Kiên trì làm như vậy mỗi ngày trong khoảng 20 – 30 ngày sẽ có tác dụng. Bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn mà không cần dùng thêm các loại thuốc khác.
Ngoài ra cây lá bỏng còn có tác dụng giải rượu rất nhanh. Sau khi uống rượu có thể ăn 10 lá bỏng, cơ thể sẽ tỉnh táo sau đó khoảng 10 phút.
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây lá bỏng
Chữa viêm họng bằng lá bỏng: Sáng dùng 4 lá, chiều dùng 4 lá, tối dùng 2 lá, mỗi lá dùng một lần. Nhai nát và ngậm trong miệng khoảng 15 – 20 phút sau đó nuốt, làm như vậy liên tục trong vòng 3 ngày là khỏi viêm họng. Nếu bị đau họng vì lý do khác ngoài viêm họng thì có thể chữa bằng cách sáng 8 lá, chiều 8 lá, mỗi lần 1 lá, nhai ngậm và nuốt sau 3 ngày sẽ khỏi đau họng.
Chữa mất ngủ bằng cây lá bỏng: Chiều ăn 8 lá, tối ăn 8 lá, nhai và nuốt thì sẽ giảm tình trạng mất ngủ.
Chữa viêm xoang mũi: Sáng ngủ dậy đánh răng, nạo lưỡi súc miệng nhiều lần cho sạch sẽ sau đó nhai lá bỏng cho nát, mỗi lần nhai 2 lá. Lấy nước lá bỏng đã nhai thấm vào bông và nút và một bên mũi. Bên nào bị xoang thì nút vào bên đó, nếu bị cả hai bên thì nút mỗi lần 1 bên. Thực hiện liên tục  4- 5 ngày sẽ khỏi viêm xoang mũi.

Chữa viêm đại tràng hay còn gọi là bệnh kiết lỵ: Sáng ăn 8 lá, chiều ăn 8 lá, tối ăn 2 lá. Ăn liên tục trong vòng 5 ngày sẽ có kết quả. Không dùng bài thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi, nếu trẻ từ 5 – 10 tuổi thì sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá, tối ăn 1 lá.
Chữa đau mắt đỏ, đau mắt hột: Trước khi đi ngủ đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng nhiều lần cho sạch sẽ sau đó nhai 3 lá bỏng, nuốt bớt nước, lấy bã cho vào gạc vải và đắp vào mắt đau. Để như vậy đến sáng tháo ra. Làm liên tục như v

source: https://arabsn.net

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://arabsn.net/category/suc-khoe/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *