Phần 1: Giới thiệu về bệnh #trầmcảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.Tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cũng cao gấp đôi so với nam giới.
Phần 2; Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh #trầmcảm là gì?
#Triệuchứngtrầmcảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:
•Không thể tập trung;
•Cảm thấy vô cùng mệt mỏi;
•Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;
•Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
•Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục;
•Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa;
•Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
Phần 3: #Nguyênnhântrầmcảm là gì?
•Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:
•Gen: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
•Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
•Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Phần 4: Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?
•Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên khoảng 15-30 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là vì nữ giới thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm.
•trầm cảm sau sinh.
•Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
•Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
•Một số tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
•Mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
•Dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ (hãy bàn với bác sĩ của bạn trước khi ngưng dùng bất kì thuốc nào).
•Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
•Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.
Phần 5. Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trầm cảm?
1.Dùng thuốc
Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác là venlafaxine, duloxeton và bupropion. Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như:
•Đau đầu, buồn nôn;
•Khó ngủ và căng thẳng;
•Kích động hoặc bồn chồn;
•Gây ra các vấn đề về tình dục.
Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.
Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.
2.Tâm lý trị liệu
Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.
3.Liệu pháp sốc điện
Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.
Do thời hạn video có hạn nên ngày hôm nay, Bảo Vệ Sức Khỏe chỉ giới thiếu khái quát nhất về căn bệnh trầm cảm với các bạn. Chúng ta sẽ hẹn gặp lại nhau trong những video tiếp theo để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh phổ biến này nhé, xin hẹn gặp lại.
Kênh thông tin: Bảo vệ sức khỏe – #Bảovệsứckhỏe
Facebook:
Youtube:
Twister:
source: https://arabsn.net
Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://arabsn.net/category/suc-khoe/